PHƯƠNG PHÁP BẢO QUẢN THỨC ĂN CHO TRẺ CON
Hoàng Sơn
Thứ Tư,
29/08/2018
Nội dung bài viết Lỗi giao diện: file 'snippets/icon-arrow.bwt' không được tìm thấy
Nấu sẵn thức ăn là một phương pháp tiết kiệm thời gian tối ưu cho những ai thường xuyên bận rộn với công việc. Tuy nhiên, khi bảo quản, chúng ta cần cú ý sao cho vẫn giữ nguyên mùi vị và chất lượng của thức ăn. Đặc biệt là khi thức ăn đó được dùng cho trẻ nhỏ. Nếu bảo quản sai cách, thực phẩm đổi mùi vừa ảnh hưởng đến sức khỏe, vừa làm trẻ khó ăn, bạn sẽ mất thời gian nấu ăn lại món khác. do đó, hãy chú ý các bước cơ bản khi lưu giữ thực phẩm cho trẻ em như sau:
1. Dùng hộp thủy tinh:
Sau khi nấu ăn, bạn hãy để chúng nguội rồi cho vào hộp thủy tinh có nắp đậy, bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh/ tủ mát. Sở dĩ dùng hộp thủy tinh thay vì hộp nhựa hoặc các chất liệu khác là vì thủy tinh đảm bảo sức khỏe đồng thời có thể giữ nguyên vẹn mùi vị thức ăn. Nên cho 1 lượng thức ăn vừa đủ cho 1 bữa vào mỗi hộp để việc hâm nóng thuận lợi hơn. Không nên cho quá nhiều thức ăn vào 1 hộp, bạn sẽ phải đụng đến phần thức ăn chưa cần dùng mỗi lần muốn lấy thức ăn r aha6m. Như vậy sẽ làm thức ăn dễ trở mùi. Ngoài ra, nên tránh việc tái bảo quản thức ăn sau khi đã lấy ra khỏi tủ lạnh và hâm nóng.
2. Cho súp vào ngăn đông:
Ngăn đông giúp thức ăn được bảo quản lâu hơn ngăn mát. Nếu bạn có nấu súp hoặc 1 loại thức ăn nghiền nào đó, bạn có thể cho chúng vào khay đá rồi bảo quản trong ngăn đông. Khi dùng, chỉ cần lấy các "viên đá súp" ra cho vào nồi rã đông, hâm nóng là được. Cách này rất tiện lợi nhưng chỉ dùng được cho các thực phẩm lỏng hoặc nghiền. Khi áp dụng cách này, bạn không được dùng vật dụng bằng thủy tinh để bảo quản vì nhiệt độ thấp của ngăn đông có thể làm nứt vỡ thủy tinh rất nguy hiểm.
3. 1 số lưu ý khác:
- Tránh bảo quản thức ăn có thành phần là sữa.
- Nên chế biến chín thịt rồi mới bảo quản.
- Thường xuyên vệ sinh tủ lạnh để đảm bảo an toàn, không có vi khuẩn.
- Nên hâm nóng kĩ thức ăn sau khi bảo quản lạnh.